Mẹo chọn mua đệm để nằm thoải mái mà không tốn tiền
Để chọn được một chiếc đệm phù hợp bạn cần phải nằm trên chiếc đệm đó để kiểm tra, nếu đệm bị lún xuống sâu thì tức là đệm quá mềm, hay nếu thấy vai hông không được nâng đỡ thì tức là đệm quá cứng.
Thay một chiếc nệm mới vì thế là một công việc rất khó khăn. Ngoài việc có hàng trăm mẫu mã để lựa chọn thì vấn đề là đôi khi tấm đệm thoải mái với người này nhưng lại gây đau lưng cho người khác.
Chị Lê Thu Hương, chủ một đại lý đệm tại TP HCM giới thiệu cách chọn các loại đệm phổ biến trên thị trường Việt Nam như sau.
1- Đệm lò xo
Đệm lò xo được coi là dòng sản phẩm cao cấp, có mức giá khá cao. Đệm được cấu tạo với hệ thống lõi thép, nhiều lớp lò xo có khả năng chịu lực và có độ đàn hồi tốt. Đệm lò xo loại chất lượng cao thường nằm rất êm, nhưng đệm lò xo chất lượng kém có thể gây ra tiếng động khi trở mình. Đệm lò xo thường dày khoảng 20cm trở lên.
Ưu điểm: Giúp nâng đỡ cột sống của người nằm rất tốt.
Nhược điểm: Khá cồng kềnh, khó khăn trong việc vận chuyển.
Khi mua đệm lò xo, cần chú ý kiểm tra các lõi lò xo, bộ phận quyết định khả năng nâng đỡ của tấm đệm, sau đó mới đến số lượng các lớp lót và vải bọc.
2- Đệm cao su
Đệm cao su có hai loại là cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo. Đệm cao su nhân tạo thường rẻ hơn đệm cao su tự nhiên.
Ưu điểm: Độ đàn hồi tốt, êm ái, chắc chắn và bền. Một tấm đệm cao su có thể dùng tốt 10-20 năm. Những lỗ nhỏ trên cao su giúp lưu thông không khí tốt, thông thoáng. Khả năng nâng đỡ cột sống người nằm rất tốt.
Nhược điểm: Giá thành đắt. Nặng và cồng kềnh, vận chuyển khó. Khi phơi hay vệ sinh đều tốn nhiều công sức.
Giá thành cao nên đệm cao su bị làm giả nhiều. Khi mua, nên kiểm tra tên thương hiệu và mã số dập trên đệm có trùng với phiếu bảo hành hay không. Đặc biệt với đệm cao su thiên nhiên, nếu có các chứng nhận về chất lượng như ECO và LGA niêm yết trên đệm thì bạn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
3- Đệm bông ép
Đệm bông ép sử dụng những sợi bông gòn được ép cách nhiệt tạo thành khối có độ bền cao. Đệm có nhiều độ dày khác nhau, thường dưới 18cm, phổ biến là 3, 5, 7cm, có thể gấp lại khi không sử dụng.
Ưu điểm: Dễ vận chuyển, không lún, xẹp. Đệm thông khí tốt, thoát ẩm nhanh, có thể giặt được. Đệm có độ phẳng cao nên đảm bảo sự tuần hoàn máu tốt. Giá cả cạnh tranh.
Nhược điểm: Cứng.
Khi mua, nên kiểm tra chất lượng vải bọc nệm và độ cứng của nệm. Đệm tốt là đệm có độ cứng cao.
4- Đệm mút
Đệm mút có cả loại rẻ tiền dưới 500 ngàn cho một tấm đệm đôi, dùng chóng xẹp. Tuy nhiên, sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, giá từ 2,5 triệu đồng có thể sử dụng tốt trong vòng 5 - 7 năm. Xét về độ cứng, những sản phẩm này mềm hơn đệm bông ép và cứng tương đương đệm cao su do có lớp mút được ép chặt, chắc chắn.
Ưu điểm: Rẻ và nhẹ hơn so với các loại khác.
Nhược điểm: Độ bền kém, dễ bị lún và mất đi độ dày ban đầu.
Đệm mút bị làm nhái rất nhiều. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn nên đến đại lý chính thức của hãng.
5- Đệm xơ dừa
Đây là một loại sản phẩm mới. Đệm được làm từ xơ dừa, có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường. Giữa các lớp xơ dừa, người ta phun cao su nên độ đàn hồi của đệm khá tốt.
Ưu điểm: Không giữ nhiệt nên phù hợp để nằm mùa hè. Là loại đệm gấp nên dễ vận chuyển, lưu trữ.
Nhược điểm: Giá cao hơn hẳn đệm bông ép.
Bên cạnh việc tìm hiểu giá cả và đặc điểm của các loại đệm, khi mua đệm, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen khi ngủ của mình.
Theo các chuyên gia của Goodhousekeeping.com, nếu hay nằm nghiêng, nên chọn một tấm đệm mềm.
Nếu hay nằm úp: Chọn một tấm nệm cứng sẽ giúp cột sống bạn được kéo thẳng.
Nếu hay nằm ngửa: Chọn nệm cứng vừa phải. Nhìn chung, tư thế này phù hợp với tất cả các loại đệm.
Nếu người ngủ cùng bạn hay trở mình: Đệm bông ép là tốt nhất.
Nếu bạn thường bị nóng người lên khi ngủ: Không nên chọn đệm mút hoặc cao su vì chúng thường giữ lại nhiệt của cơ thể. Không chọn đệm mềm và khiến cơ thể bạn bị lún trong đệm. Tốt nhất nên chọn đệm lò xo, xơ dừa, hoặc bông ép.
Nếu bạn ra nhiều mồ hôi khi ngủ, nên chọn loại đệm có thể giặt được.
Nếu bạn bị dị ứng: Cao su, xơ dừa đều có tính kháng khuẩn và chống bụi, ẩm nên sẽ là lựa chọn tốt.
Nếu bạn trên 40 tuổi thì nên chọn loại đệm mềm hơn đệm bạn từng sử dụng trước đây.
Michael Magnuson, CEO của trang Goodbed.com (website chuyên đánh giá các loại các đệm) khuyến cáo tốt nhất, trước khi mua, bạn nên nằm thử 10-15 phút và đổi các tư thế khác nhau. Mỗi nhà sản xuất có một tiêu chuẩn khác nhau về độ cứng của đệm vì thế bạn hãy tự đánh giá tấm đệm qua cảm nhận của mình. Nếu lúc bạn trở mình, bạn phải dùng nhiều sức lực tức là tấm đệm quá mềm. Nếu bạn cảm thấy vai và hông không có cảm giác được nâng đỡ, tức là tấm đệm quá cứng. Thậm chí, nếu người bán hàng đồng ý, hãy đi bộ chân trần trên đệm. Chân bạn càng lún xuống sâu tức là đệm càng mềm.
Thay một chiếc nệm mới vì thế là một công việc rất khó khăn. Ngoài việc có hàng trăm mẫu mã để lựa chọn thì vấn đề là đôi khi tấm đệm thoải mái với người này nhưng lại gây đau lưng cho người khác.
Chị Lê Thu Hương, chủ một đại lý đệm tại TP HCM giới thiệu cách chọn các loại đệm phổ biến trên thị trường Việt Nam như sau.
1- Đệm lò xo
Đệm lò xo được coi là dòng sản phẩm cao cấp, có mức giá khá cao. Đệm được cấu tạo với hệ thống lõi thép, nhiều lớp lò xo có khả năng chịu lực và có độ đàn hồi tốt. Đệm lò xo loại chất lượng cao thường nằm rất êm, nhưng đệm lò xo chất lượng kém có thể gây ra tiếng động khi trở mình. Đệm lò xo thường dày khoảng 20cm trở lên.
Ưu điểm: Giúp nâng đỡ cột sống của người nằm rất tốt.
Nhược điểm: Khá cồng kềnh, khó khăn trong việc vận chuyển.
Khi mua đệm lò xo, cần chú ý kiểm tra các lõi lò xo, bộ phận quyết định khả năng nâng đỡ của tấm đệm, sau đó mới đến số lượng các lớp lót và vải bọc.
2- Đệm cao su
Đệm cao su có hai loại là cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo. Đệm cao su nhân tạo thường rẻ hơn đệm cao su tự nhiên.
Ưu điểm: Độ đàn hồi tốt, êm ái, chắc chắn và bền. Một tấm đệm cao su có thể dùng tốt 10-20 năm. Những lỗ nhỏ trên cao su giúp lưu thông không khí tốt, thông thoáng. Khả năng nâng đỡ cột sống người nằm rất tốt.
Nhược điểm: Giá thành đắt. Nặng và cồng kềnh, vận chuyển khó. Khi phơi hay vệ sinh đều tốn nhiều công sức.
Giá thành cao nên đệm cao su bị làm giả nhiều. Khi mua, nên kiểm tra tên thương hiệu và mã số dập trên đệm có trùng với phiếu bảo hành hay không. Đặc biệt với đệm cao su thiên nhiên, nếu có các chứng nhận về chất lượng như ECO và LGA niêm yết trên đệm thì bạn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
3- Đệm bông ép
Đệm bông ép sử dụng những sợi bông gòn được ép cách nhiệt tạo thành khối có độ bền cao. Đệm có nhiều độ dày khác nhau, thường dưới 18cm, phổ biến là 3, 5, 7cm, có thể gấp lại khi không sử dụng.
Ưu điểm: Dễ vận chuyển, không lún, xẹp. Đệm thông khí tốt, thoát ẩm nhanh, có thể giặt được. Đệm có độ phẳng cao nên đảm bảo sự tuần hoàn máu tốt. Giá cả cạnh tranh.
Nhược điểm: Cứng.
Khi mua, nên kiểm tra chất lượng vải bọc nệm và độ cứng của nệm. Đệm tốt là đệm có độ cứng cao.
4- Đệm mút
Đệm mút có cả loại rẻ tiền dưới 500 ngàn cho một tấm đệm đôi, dùng chóng xẹp. Tuy nhiên, sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, giá từ 2,5 triệu đồng có thể sử dụng tốt trong vòng 5 - 7 năm. Xét về độ cứng, những sản phẩm này mềm hơn đệm bông ép và cứng tương đương đệm cao su do có lớp mút được ép chặt, chắc chắn.
Ưu điểm: Rẻ và nhẹ hơn so với các loại khác.
Nhược điểm: Độ bền kém, dễ bị lún và mất đi độ dày ban đầu.
Đệm mút bị làm nhái rất nhiều. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn nên đến đại lý chính thức của hãng.
5- Đệm xơ dừa
Đây là một loại sản phẩm mới. Đệm được làm từ xơ dừa, có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường. Giữa các lớp xơ dừa, người ta phun cao su nên độ đàn hồi của đệm khá tốt.
Ưu điểm: Không giữ nhiệt nên phù hợp để nằm mùa hè. Là loại đệm gấp nên dễ vận chuyển, lưu trữ.
Nhược điểm: Giá cao hơn hẳn đệm bông ép.
Bên cạnh việc tìm hiểu giá cả và đặc điểm của các loại đệm, khi mua đệm, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen khi ngủ của mình.
Theo các chuyên gia của Goodhousekeeping.com, nếu hay nằm nghiêng, nên chọn một tấm đệm mềm.
Nếu hay nằm úp: Chọn một tấm nệm cứng sẽ giúp cột sống bạn được kéo thẳng.
Nếu hay nằm ngửa: Chọn nệm cứng vừa phải. Nhìn chung, tư thế này phù hợp với tất cả các loại đệm.
Nếu người ngủ cùng bạn hay trở mình: Đệm bông ép là tốt nhất.
Nếu bạn thường bị nóng người lên khi ngủ: Không nên chọn đệm mút hoặc cao su vì chúng thường giữ lại nhiệt của cơ thể. Không chọn đệm mềm và khiến cơ thể bạn bị lún trong đệm. Tốt nhất nên chọn đệm lò xo, xơ dừa, hoặc bông ép.
Nếu bạn ra nhiều mồ hôi khi ngủ, nên chọn loại đệm có thể giặt được.
Nếu bạn bị dị ứng: Cao su, xơ dừa đều có tính kháng khuẩn và chống bụi, ẩm nên sẽ là lựa chọn tốt.
Nếu bạn trên 40 tuổi thì nên chọn loại đệm mềm hơn đệm bạn từng sử dụng trước đây.
Michael Magnuson, CEO của trang Goodbed.com (website chuyên đánh giá các loại các đệm) khuyến cáo tốt nhất, trước khi mua, bạn nên nằm thử 10-15 phút và đổi các tư thế khác nhau. Mỗi nhà sản xuất có một tiêu chuẩn khác nhau về độ cứng của đệm vì thế bạn hãy tự đánh giá tấm đệm qua cảm nhận của mình. Nếu lúc bạn trở mình, bạn phải dùng nhiều sức lực tức là tấm đệm quá mềm. Nếu bạn cảm thấy vai và hông không có cảm giác được nâng đỡ, tức là tấm đệm quá cứng. Thậm chí, nếu người bán hàng đồng ý, hãy đi bộ chân trần trên đệm. Chân bạn càng lún xuống sâu tức là đệm càng mềm.
Post a Comment